Trang trí nội thất nhà cửa bằng cây xanh là điều nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn. Bởi chúng không chỉ có tính thẩm mĩ cao, làm cho không gian trở nên tự nhiên, tươi mát và giúp con người thư giãn. Cây xanh còn giúp cải thiện không khí, lọc khí độc để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cây dây leo là gì?
Cây dây leo là những cây thường có thân cây hóa gỗ, thân cây biến đổi tùy theo vị trí địa lý để có thể bám lên những cây khác hoặc các bề mặt như tường, hàng rào nhằm vươn lên cao. Cây dây leo được phân làm nhiều loại khác nhau. Một số cây dùng ngọn uốn quanh một cây hoặc một vật cứng nào đó. Một số cây dùng tua cuốn được biến từ mầm hoặc lá để bám. Có cây dùng rễ hoặc chân để bám như cây Thường Xuân, Đăng Tiêu. Một số loại còn lại thì vươn ra mọi phía nhờ các mầm có lông, móc hoặc gai để không bị rơi xuống.
Có nên trồng cây dây leo trong nhà không?
Sắc xanh của cây giúp bạn có cảm giác được hoà mình vào thiên nhiên. Trang trí nhà bằng những cây dây leo tạo ra một không gian xanh mát, tươi mới và dễ chịu cho bạn thư giãn sau một ngày làm việc. Bên cạnh đó, mỗi một loại cây sẽ khiến không gian mang một phong cách, cá tính khác nhau. Cây xanh còn giúp thanh lọc không khí, làm cho không gian trở nên trong lành, thoáng mát. Về mặt phong thủy, trồng cây xanh trong nhà còn giúp thu hút may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Đặc điểm của cây dây leo trong nhà
Cây dây leo mang nhiều đặc điểm phù hợp để trồng trong nhà. Chúng là cây ưu bóng râm, sinh trưởng nhanh, dễ phát triển và không cần chăm sóc quá nhiều. Điều này rất tiện lợi cho gia chủ muốn trang trí nhà cửa nhưng lại không có nhiều thời gian rảnh. Dây leo có thể bám và sống trên nhiều bề mặt khác nhau như tường gạch, khung sắt, bê tông,… Là loại cây có sức sống và tuổi thọ cao không đòi hỏi kinh nghiệm cũng như thời gian của người trồng. Không chỉ giúp cải thiện không khí, mang đến sự thoáng mát, dễ chịu cho không gian. Nhiều loại cây dây leo còn mang tính thẩm mĩ cao, tạo điểm nhấn và sắc thái riêng cho ngôi nhà.
Những vị trí thích hợp để trồng cây dây leo trong nhà
Nhiều gia đình lựa chọn trồng cây dây leo ở cổng chính – nơi đón dòng năng lượng chính của ngôi nhà và thể hiện phòng cách của gia chủ. Tuy nhiên, đây là một vị trí quan trọng cần cân nhắc loại cây trồng cẩn thận cho phù hợp với tổng thể ngôi nhà, tránh đón những dòng năng lượng xấu. Nếu cổng chính có cửa làm bằng gỗ, nên chọn những loại cây thân lớn, thẳng có hình trụ ở hai bên cổng. Giúp cân bằng và tăng yếu tố Mộc – năng lượng có tính sinh sôi nảy nở, nuôi dưỡng.
Nếu cửa chính làm bằng kim loại, nên chọn những loại cây có thân mềm, dẻo, lá xum xuê tượng trưng cho hành Thủy. Cửa làm bằng kim loại là yếu tố Kim cần cân bằng và điều hòa bằng yếu tố Thủy. Từ đó thu hút dòng năng lượng tích cực cho gia chủ.
Ngoài vị trí cổng chính, thì cây dây leo có thể được trồng ở bất kỳ vị trí nào trong nhà. Thông thường, cây dây leo được trồng trong giỏ treo, khung hay giá đỡ trên tường, bàn kệ. Bạn có thể trang trí chúng ở ban công, phòng khách, tường phòng ngủ, kệ phòng ăn,…
Cách trồng cây dây leo trong nhà
Tuy các loại cây dây leo trong nhà có tính phát triển và tuổi thọ cao, không đòi hỏi sự chăm sóc nhiều. Nhưng không phải tất cả đều yêu cầu cùng một kiểu chăm sóc. Hãy nắm chắc những nguyên tắc cơ bản để chăm sóc cho cây xanh trong nhà luôn được tươi tốt.
Nhận biết khi nào cây trong nhà cần nước. Hầu hết cây trồng trong nhà không cần nhiều nước mà vẫn có thể phát triển tốt. Thậm trí nếu bạn thường xuyên tưới nước, cây trồng trong nhà dễ bị sũng nước và yếu hơn rất nhiều. Thông thường chúng chỉ cần tưới một đến hai lần một tuần. Một cách đơn giản để bạn kiểm tra xem cây nhà bạn đã cần nước chưa đó là cắm ngón tay bạn sâu vào đất khoảng 2 inch. Nếu ngón tay bạn cảm thấy khô thì đã đến lúc cung cấp nước cho cây rồi.
Đảm bảo ánh sáng cho cây. Tuy cây dây leo trong nhà không cần nhiều ánh sáng như những loại cây khác nhưng không có nghĩa là chúng hoàn toàn không cần tiếp xúc với ánh sáng. Hãy chọn một vị trí mà ánh sáng có thể chiếu vào trong ngôi nhà của bạn.
Chọn chậu cây phù hợp. Cây trồng trong nhà thường được đặt trong chậu trên kệ hoặc chậu treo. Hãy lựa chọn chậu với chất liệu, kích thước và khả năng thoát nước phù hợp với cây của bạn. Đường kính chậu không rộng hơn quá vài cm so với rễ cây. Sau khi cây phát triển lớn hơn, bạn có thể đổi sang một chậu khác lớn hơn. Nhưng nếu bạn sử dụng một chậu lớn ngay từ đầu cho cây, rễ của nó không thể hút ấm đủ nhanh. Chậu nhựa có khối lượng nhẹ phù hợp với những cây treo giỏ, treo tường. Một lưu ý là bạn phải đảm bảo chậu cây luôn có lỗ thoát nước.
Những lưu ý khi trồng cây dây leo
Tránh các loại cây có lá nhỏ, dài mọc um tùm. Chúng có thể khiến sinh hoả, làm nảy sinh những mâu thuẫn trong gia đình. Từ đó ảnh hưởng đến cảm xúc và sức khỏe của gia đình bạn. Nhiều loại cây dây leo có thiên hướng âm tính. Nếu để chúng phát triển quá xanh tốt, không gian sẽ trở nên ẩm ướt , có phần u tối. Ảnh hưởng tới tâm trạng và sức khỏe của bạn. Bạn nên giữ cho cây phát triển ở một mức độ vừa phải.
Lạm dụng quá nhiều cây xanh trong trang trí nội thất cũng gây ra nhiều tác hại. Cây xanh đa dạng và um tùm tạo môi trường cho các sinh vật, côn trùng gây hại phát triển. Chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia đình bạn. Thậm trí, cây xanh quá tươi tất gây cảm trở khí dương, ánh sáng chiếu vào căn phòng. Điều này ảnh hưởng tới vận mệnh của gia chủ.
Theo phong thủy nhà ở, việc để cây cảnh, hoa héo hay sâu bệnh chết trong nhà sẽ mang đến nhiều điều xui xẻo. Nếu cây của bạn bị héo, sâu bệnh không thể cứu chữa, hãy đem chúng ra ngoài và thay thế bằng một chậu cây tươi mới khác.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.